Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ tư, 27/1/2016, 14:50 (GMT+7)

Trang trại nuôi tê giác lấy sừng lớn nhất thế giới

John Hume là chủ trang trại nuôi tê giác ở Nam Phi. Từ năm 2009 đến nay, ông đã lưu trữ được hơn 4 tấn sừng với giá trị quý hơn vàng.

John Hume là chủ trang trại nuôi tê giác lớn nhất ở Nam Phi với tổng số 1.160 con. Trang trại của ông ở Klerksdorp, cách Johannesburg 150 km về phía đông nam và hiện tăng khoảng 200 con mỗi năm. Ảnh: David Chancellor.

Một công nhân đang ném cỏ linh lăng, món ăn ưa thích của tê giác xuống đất. Tại đây, chúng được sự chăm sóc tốt nhất. Ảnh: David Chancellor.

Hume thuê riêng một bác sĩ thú ý làm việc liên tục quanh năm chỉ chuyên lấy sừng tê giác. Trước khi có lệnh cấm vào năm 2009, người nông dân coi việc bán sừng tê giác là nguồn thu nhập chính. Ảnh: David Chancellor.

Thường sẽ phải có một nhóm người vật con tê giác xuống trước khi tiến hành lấy sừng. Hume đã làm việc này trong rất nhiều năm. Ảnh: David Chancellor.

Sau lệnh cấm buôn bán sừng tê giác xuyên biên giới vào năm 1977, Hume chỉ có thể bán ở trong nước, cho tới khi Nam Phi ra lệnh cấm vào năm 2009. Từ lúc đó đến giờ, số sừng Hume thu được đã lên đến khoảng 4 tấn với giá trị quý hơn vàng. Ảnh: David Chancellor.

Hume thuê một đội an ninh chuyên nghiệp bảo vệ tê giác. Nhiều người cho rằng việc cắt sừng tê giác sẽ bảo vệ chúng khỏi tầm mắt của những kẻ săn trộm. Ngoài ra, trang trại của Hume có điều kiện để chăm sóc tê giác tốt nhất, đồng thời bảo vệ loài này khỏi sự tuyệt chủng. Ảnh: CNN.

Nam Phi là quê hương của hơn 80% số lượng tê giác trên thế giới. Kéo theo đó là nạn săn trộm tăng đột biến, từ 13 con năm 2007 đến 1.175 con năm 2015. Buôn bán sừng tê giác qua biên giới đã bị cấm từ năm 1977 tuy nhiên nó lại được coi là hợp pháp ở Nam Phi cho đến năm 2009. Một trong những lý do khiến nạn săn trộm tăng cao chính là để đáp ứng nhu cầu từ các nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam, nơi những người giàu tin rằng sừng tê giác có thể chữa khỏi ung thư, dù điều này chưa bao giờ được kiểm chứng. Ảnh: CNN Travel.

Tuy nhiên, lệnh cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người như Hume, coi việc buôn bán sừng tê giác là nguồn thu nhập chính. Vì vậy, họ đã khởi kiện chính phủ. Tháng 12/2015, tòa án ra quyết định hủy bỏ lệnh cấm này và đứng về phía người nông dân. Tuy nhiên, Chính phủ đệ đơn xin phúc thẩm và trì hoãn việc tuyên bố buôn bán sừng tê giác là hợp pháp ở Nam Phi. Ảnh: Inhabitat.

Hải Thu

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net