Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ tư, 19/4/2017, 13:06 (GMT+7)

Phố cổ Hà Nội vào top 5 nơi có đường sắt kỳ quặc nhất

Đường sắt trong phố cổ Hà Nội nằm trong danh sách những tuyến đường có vị trí kỳ quặc khiến nhiều du khách ngạc nhiên.

Đường ray trong phố cổ Hà Nội

Hiếm có nơi nào trên thế giới mà đường ray tàu hỏa nằm giữa khu dân cư như phố cổ Hà Nội, với hai bên nhà dân cách đường chưa đầy một mét. Nhiều du khách gọi đây là “nơi độc nhất vô nhị trên thế giới” hay “chỉ có tại Việt Nam” để miêu tả cảnh tượng này.

Đường ray trong phố cổ Hà Nội
 
 

Tàu hoả đi xuyên chung cư 19 tầng
Nằm ở phía đông Trung Quốc, Trùng Khánh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước với 49 triệu người. Do đó, các nhà quy hoạch tại đây luôn sáng tạo trong việc giải quyết không gian cho cơ sở hạ tầng.

Năm 2004, khi dự án đường sắt số 2 được thông qua, chính quyền đứng giữa 2 lựa chọn, một là phá bỏ toàn bộ chung cư cao 19 tầng, hai là tạo đường hầm cho tàu đi xuyên qua. Chính vì thế, một đường ray đặc biệt được xây dựng ở giữa tòa nhà, từ tầng thứ 6 đến 8 nhưng lại không làm ảnh hưởng đến dân cư nhờ hệ thống cách âm đặc biệt. Sau 13 năm, đến nay chính quyền thành phố vẫn tin rằng đây là quyết định đúng đắn nhất họ từng đưa ra.

Tàu hoả cắt ngang đường băng ở New Zealand

Năm ở phía tây ngoại ô thành phố Gisborne, New Zealand, sân bay Gisborne là một trong số rất ít nơi trên thế giới có đường sắt cắt ngang đường băng. Tuyến đường sắt Gisborne hoạt động vào hai khung giờ là 6h30 sáng và 8h30 tối. Tuy nhiên, khi đến gần khu vực đường băng, tàu hỏa phải dừng lại cho trạm kiểm soát không lưu quan sát rồi mới được tiếp tục xuống đường.

Tuyến đường sắt vượt biển ở Đức

Hindenburgdamm là tuyến đường sắt dài 11 km, nối liền đảo Sylt với Schleswig-Holstein, bang xa nhất về phía bắc của Đức. Trước khi tuyến đường sắt ra đời, việc di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thuỷ triều trên biển.

Khi đó, hành khách mất ít nhất 6 giờ để di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt bằng tàu biển. Vào mùa đông, băng trên biển Wadden cản trở tàu và thuyền, khiến rất ít du khách có thể tới đảo Sylt. Do khu nghỉ dưỡng Westerland trên bờ biển của đảo Sylt ngày càng trở nên nổi tiếng, năm 1923, tuyến đường sắt vượt biển đã được khởi công và hoàn thành 4 năm sau đó. Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu hỏa di chuyển mỗi ngày, một nửa số trong số đó vận chuyển xe hơi cho hành khách.

Đường tàu xuyên núi ở Mỹ

Khi tuyến đường sắt qua Auburn, California, Mỹ được xây dựng và hoàn thành vào năm 1864, nó đã được ca ngợi là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. “Bloomer Cut không được xây dựng theo cách thông thường. Nó đã vượt qua vô số trở ngại, những ngọn núi không thể phá dỡ, khe sâu, hẻm đá hay các vùng đồng bằng cằn cỗi, là minh chứng cho sức mạnh và quyết tâm của hàng nghìn công nhân tạo ra tuyến đường này”, đại diện bang Indiana, William Holman, phát biểu năm 1862.

Đường tàu xuyên núi ở Mỹ
 
 

Theo Oddee

Hải Thu

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net