Thứ sáu, 19/4/2024
Thứ bảy, 27/10/2018, 15:03 (GMT+7)

Hoa tam giác mạch đang đua nở trên cao nguyên đá

Cuối tháng 10, những bông hoa tam giác mạch phủ hồng xã Phố Là (Hà Giang) cả trên những thửa ruộng bậc thang và vách đá tai mèo.

Cuối thu, sắc vàng ruộng bậc thang đã nhường chỗ cho những thảm màu trắng xen lẫn tím hồng của loài hoa tam giác mạch. Tam giác mạch là loại cây lương thực được đồng bào dân tộc vùng cao trồng sau vụ lúa hè thu hàng năm.

Hoa tam giác mạch lúc mới nở có màu trắng. Theo thời gian về cuối mùa sẽ chuyển dần qua hồng phớt đến tím nhạt trước khi tạo hạt.

Hoa tam giác mạch trên sườn núi ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Loài cây này không ưa nước nên chỉ phù hợp nhất ở các vùng cao nguyên, núi đá.

Những người phụ nữ Mông ở Phố Là đi chợ về.

Cây tam giác mạch trồng ở đây cao khoảng 70 cm, cho rất nhiều hoa và hạt.

Thửa ruộng tam giác mạch trong màn sương sớm.

Loài cây này rất dễ phát triển. Đến mùa, người dân chỉ cần vãi hạt xuống đất ẩm là mọc, không mất công chăm bón. Vào mùa, du khách có thể bắt gặp hoa tam giác mạch ở khắp nơi trong bản. Từ các thửa ruộng đến lối vào nhà của người dân tộc sinh sống ở đây.

Tam giác mạch nở trên một triền núi trong xã Phố Là. Cây tam giác mạch có nhiều giá trị sử dụng. Thân, quả và hạt của cây đều được người dân chế biến thành các món ăn. Loài cây này còn có tác dụng trong y học như phòng ngừa các tai biến mạch máu.

Bên cạnh mục đích trồng lấy lương thực, những ruộng hoa còn là địa điểm hẹn hò của nam nữ trong bản.

Hạt của loài hoa này sau khi đã thu hoạch. Bột xay ra từ hạt ngoài làm bánh còn dùng để nấu cháo.

Bánh nướng làm từ bột tam giác mạch trong buổi chợ phiên.

Căn nhà của người Mông với đặc điểm nổi bật là những xâu ngô phơi ngoài hiên.

Một ngôi nhà của người Hán ở Phố Là, đặc trưng với câu đối đỏ dán hai bên cửa ra vào.

Tùng Dương

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net