Thứ bảy, 20/4/2024
Thứ sáu, 30/3/2018, 02:08 (GMT+7)

Cuộc sống của người dân Vĩnh Long hơn 90 năm trước

Vĩnh Long những năm 1920 vẫn còn hoang sơ nhưng đông đúc.

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mekong, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh cách TP HCM khoảng 135 km về phía nam và cách Cần Thơ 40 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A. Những bức hình chụp năm 1920 cho thấy miền đất này đã đông đúc dân cư sinh sống. Trong hình chụp một góc phố thương mại bên bờ sông Long Hồ.

Người dân buôn bán tấp nập bên ngoài một khu chợ tỉnh. Trang phục được nhiều người dân sử dụng lúc bấy giờ là áo bà ba, áo dài, nón lá.

Gánh cháo của người Hoa trên đường phố Vĩnh Long.

Giờ tan lớp của học sinh tại trường tiểu học Internat - Primaire. Dưới thời Pháp, tên gọi Internat - Primaire nghĩa là Sơ Cấp. Đến 1954, tên trường đổi thành Nguyễn Thông. Năm 1961, trường mang tên trung học Tống Phước Hiệp, từ 1975 đến nay lại hai lần thay tên, nay là trường THPT Lưu Văn Liệt.

Phía trước cửa một gara.

Trụ sở toà án Vĩnh Long ngày trước nằm giữa khu đất nhiều cây cối.

Một góc khác của trụ sở Toà án.

Trụ sở Hội đồng xã Vĩnh Phước.

Cảnh chụp một góc bến thuyền.

Chùa bà của người Hoa ở Vĩnh Long. Đối với người dân miền Tây, những nơi thờ tự đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần. Không chỉ là nơi thờ tụng, những ngôi chùa, đình, miếu là nơi cầu khấn cho một cuộc sống ấm no, công ăn việc làm thuận lợi.

Ảnh: Flickr

Di Vỹ

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net