Thứ ba, 19/3/2024
Thứ bảy, 16/9/2017, 08:59 (GMT+7)

Ảnh hiếm về cuộc sống người Hoa ở Sài Gòn năm 1961

Cuộc sống đời thường của người Hoa ở khu vực chợ Lớn đã được nhiếp ảnh gia Pháp Jack Garofalo ghi lại vào năm 1961.

Jack Garofalo (1923 - 2004), là một nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng tại Pháp. Nhắc đến ông, người ta thường nhớ đến bộ ảnh Harlem During The Summer Of 1970 với nhiều tấm ảnh xuất hiện trên trang bìa tạp chí Paris Match nổi tiếng.

Bộ ảnh của ông mang lại cái nhìn gần gũi với văn hóa, nếp sống thường nhật của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn trước năm 1975.

Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là tên của một ngôi chợ hay một khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống.

Một cụ bà với chiếc gánh bàn chải, chổi và quạt trên vai.

Khu vực người Hoa (quận 5) hiện vẫn nổi tiếng với các loại thuốc Bắc trải dài trên mặt phố. Có thể kể đến đường Hải Thượng Lãn Ông với mùi thơm đặc trưng của các vị thuốc. 

Du nhập vào Sài Gòn, người Hoa còn mang theo các vở diễn kinh kịch. Đây là một thể loại ca kịch nổi tiếng ở Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long. Trong hình là hậu trường của các cô gái đang trang điểm chuẩn bị cho một vở diễn.

Một nữ diễn viên với khuôn mặt đã hoàn thành lớp trang điểm.

Các cửa hàng bán trang phục sân khấu cũng được mở ra để phục vụ biểu diễn, chứng tỏ hoạt động văn nghệ cũng khá phát triển lúc bấy giờ.

Đời sống tâm linh là điều không thể thiếu đối với bất kỳ cộng đồng người Hoa nào. Nhiều ngôi chùa gốc Hoa hàng trăm năm tuổi ở Sài Gòn có thể minh chứng cho điều này.

Một vòng khu phố người Hoa lâu đời nhất ở Sài Gòn
 
 

Một vòng khu phố người Hoa ở quận 5. Video: Phong Vinh - Trần Hằng.

Những đứa trẻ sinh sống ở khu vực người Hoa thập niên 60.

Ảnh: Jack Garofalo.

Di Vỹ

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net